Viêm màng não do Hib có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn
Gây ra những cơ ho và nôn kiệt sức ở trẻ , có thể tử vong
Tỷ lệ tử vong 5-10%
Tỷ lệ tử vong từ 25%-90% và lên đến 95% ở trẻ sơ sinh
Có thể để lại di chứng tàn tật suốt đời
2 tỷ người bị nhiễm vi-rút viêm gan b trên thế giới
Con mình vừa mắc bệnh viêm phổi khoảng 1 tháng trước. Hiện tại bé đã hết bệnh nhưng còn ho ít và không sốt. Bé được 3 tháng tuổi vậy có được tiêm mũi 5 trong 1 không?
Thơ, 27, Quảng Ngãi
Nếu tình trạng nhiễm trùng phổi của bé đã ổn thì bé có thể tiêm ngừa.
Bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín gần nhà để được các bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm ngừa và tư vấn chi tiết nhé.
Khi đưa bé đi tiêm, bạn nhớ mang theo sổ chích ngừa của bé. Tham khảo một số địa điểm tiêm chủng tại đây.
Con tôi tiêm mũi 5 trong 1 lần thứ nhất và lần thứ hai đều có biểu hiện sốt nhẹ 37.6 độ và khóc thét 5 – 10 phút. Tôi rất lo không biết có phải con phản ứng quá không? Còn một lần tiêm mũi 5 trong 1 nữa, tôi có nên cho con tiếp tục tiêm không?
Quyên, 27, Hà Nội
Chào bạn, một số tác dụng phụ có thể gặp sau tiêm gồm:
- Sưng/ đỏ/ đau nơi tiêm
- Sốt nhẹ dưới 38 độ
- Quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường
- Ăn/ bú kém hơn
Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân là nhẹ và sẽ tự hết trong vòng 2-3 ngày sau tiêm vắc-xin. Nên bạn đừng quá lo lắng. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), vắc-xin phối hợp có chứa thành phần ho gà vô bào sẽ có ít phản ứng nghiêm trọng sau tiêm cho bé so với vắc-xin phối hợp chứa ho gà toàn tế bào.
Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sỹ tư vấn cụ thể hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những điều cần thực hiện trước và sau khi tiêm chủng tại đây.
Bé nhà mình gần 3 tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ, bé vẫn chưa tiêm ngừa vi-rút Viêm gan B. Bây giờ đưa bé đi tiêm có được không?
Liễu, 33, Hải Phòng
Trường hợp bé 3 tuổi vẫn có thể tiêm ngừa vi-rút Viêm gan B.
Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín gần nhà để được nhân viên y tế tư vấn cụ thể hơn.
Bạn có thể tham khảo lịch tiêm chủng để chủ động theo dõi cho bé.
Bé nhà mình trước ngày đi tiêm mũi 6 trong 1 thì bị sốt nhẹ và ho khò khè. Vậy bé có đi tiêm mũi này được không?
Nhân, 28, Quảng Bình
Theo thông tin hướng dẫn sử dụng của vắc-xin 6 trong 1 thì nên hoãn tiêm chủng cho những trẻ có sốt hoặc nhiễm khuẩn cấp tính từ trung bình đến nặng. Trường hợp bé của bạn chỉ bị sốt nhẹ, nhiễm khuẩn nhỏ không buộc phải hoãn tiêm chủng.
Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để bé được bác sĩ khám và tư vấn tiêm ngừa chi tiết nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những điều cần thực hiện trước và sau khi tiêm chủng tại đây.
Khi bé vừa tiêm vắc-xin xong, tôi nên làm gì? Bác sĩ hay dặn nên cho bé ở lại cơ sở vừa tiêm ngừa trong 30 phút sau khi bé tiêm, tại sao?
Quỳnh Điệp, 30, Gia Lai
Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15–30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ.
Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm. Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin kết hợp.
Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 6–8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Cần lưu ý, hiện nay một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.
Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37–38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp hạ nhiệt, như lau mát... Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.
Làm sao để bé ít quấy khóc trong khi tiêm chủng và sau tiêm chủng?
Kim Mỹ, 26, Bạc Liêu
Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, hãy giữ bé trong lòng giúp bé bình tĩnh bằng cách vỗ về và trò chuyện với bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm bé mất tập trung bằng cách cho bé bú ti hoặc ngậm núm vú giả để bé không cảm thấy đau và ít khóc.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé tiêm vắc-xin kết hợp chứa thành phần vô bào, sẽ ít gây phản ứng phụ như sưng, tấy... và bé của bạn cũng sẽ ít bị quấy khóc hơn sau khi tiêm. Mẹ xem thêm thông tin về vắc-xin kết hợp tại đây, mẹ nhé!
Tiêm loại vắc-xin kết hợp có làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị ốm, sốt hay quá tải hệ miễn dịch?
Hải Anh, 29, Yên Bái
Vắc-xin đã được nghiên cứu và phát minh để tạo miễn dịch tốt nhất cho trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm, mà vẫn đảm bảo không gây quá tải hệ miễn dịch của trẻ. Các loại vắc xin phối hợp là phát minh tiên tiến của ngành y tế, giúp giảm bớt mũi tiêm cho bé, giúp mẹ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Bé cũng sẽ sớm hoàn thành lịch tiêm chủng cho trẻ; và quan trọng là hạn chế số lần tiêm, vốn là điều trẻ rất sợ.
Hiện nay, vắc-xin kết hợp phòng các bệnh nhiễm trùng cho trẻ nhỏ có 2 dạng: chứa thành phần ho gà vô bào; và chứa thành phần ho gà toàn bào. Tiêm cho trẻ vắc-xin kết hợp chứa thành phần ho gà vô bào ít gây phản ứng tại chỗ (đau, đỏ, sung, tại nơi tiêm) và toàn thân (sốt). Để có đầy đủ thông tin chi tiết về vắc-xin kết hợp chứa thành phần ho gà vô bào, mẹ tham khảo ở đây nhé!
Khi mắc bệnh ho gà, trẻ sẽ có những triệu chứng gì? Làm thế nào để phân biệt ho gà với ho thông thường?
Minh Trí, 32, Đà Nẵng
Biểu hiện các giai đoạn của bệnh Ho gà:
Trong cơn ho: trẻ ho từng chập 15–20 tiếng ho liên tiếp, không kìm được, lưỡi đẩy ra ngoài, chảy nước mắt. Về sau tiếng ho yếu dần, có trường hợp trẻ tím tái do ngừng thở trong cơn ho, thậm chí tử vong.
Sau cơn ho: trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh, mặt phù nề và mi mắt phù mọng.
Để phân biệt chính xác giữa bệnh Ho gà với ho thông thường, bạn cần đưa con đi khám sớm tại các cơ sở y tế.
Sau khi tiêm vắc-xin phối hợp có thể có những tác dụng phụ nào xảy ra cho bé? và tôi cần phải làm gì?
Lam Cúc, 24, Nghệ An
Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân sau tiêm ngừa vắc-xin thường ở mức nhẹ hoặc trung bình và xuất hiện trong vòng 2- 3 ngày như:
Ít gặp các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin hơn khi sử dụng vắc xin phối hợp chứa thành phần ho gà vô bào so với vắc xin chứa thành phần ho gà toàn bào. Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin của loại vắc-xin này tại đây.
Sau khi tiêm chủng, mẹ cần chú ý theo dõi trẻ, cho trẻ bú đầy đủ, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.
1 tháng nữa là tôi sinh em bé. Từ 0–6 tháng tuổi bé cần tiêm chủng những mũi gì thưa bác sĩ?
Gia Hân, 30, Thừa Thiên - Huế
Trẻ khi mới sinh cần tiêm 1 mũi ngừa Lao và 1 mũi sơ sinh ngừa Viêm gan B. Ngoài ra, mẹ cần cho bé phòng ngừa 5 bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, và Hib theo lịch sau:
Lịch tiêm có thể dao động tùy vào thực tế (trẻ bị ốm, hết thuốc...), có thể chậm hơn với kế hoạch một chút nhưng không nên quá muộn, vì sẽ có nguy cơ trẻ mắc bệnh trước khi được tiêm đủ liều. Mẹ có thể tham khảo thêm lịch tiêm tại Lịch tiêm chủng cho trẻ nhỏ.
Lưu ý: Vắc-xin kết hợp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ không nên tiêm quá sớm (trước khi bé đủ 2 tháng hoặc đi sớm hơn lịch hẹn của bác sĩ), vì như vậy vắc-xin sẽ không phát huy tác dụng và có thể phải tiêm lại.