HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM
Tài trợ bởi sanofi
tiêm chủng
Fanpage
Tài trợ bởi sanofi
HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM tiêm chủng
  • tiêm chủng tiêm chủng Phụ nữ mang thai
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ nhỏ
    • Trẻ nhỏ 0-12 tháng
    • Trẻ nhỏ 13-24 tháng
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ em & Thanh thiếu niên
    • Trẻ em 25 tháng - 5 tuổi
    • Thanh thiếu niên 6-17 tuổi
  • tiêm chủng tiêm chủng Người lớn
  • tiêm chủngHiểu về bệnh
    • Cúm
      • Tổng quan chung về cúm
      • Ảnh hướng cúm với người đi làm
    • Bệnh truyền nhiễm trẻ nhỏ
      • HIB
      • Ho gà
      • Bạch hầu
      • Uốn ván
      • Bại liệt
      • Viêm gan B
    • Tiêm nhắc Bạch Hầu - Ho Gà - Uốn Ván - Bại Liệt
    • Viêm não Nhật Bản
    • Nhiễm não mô cầu
    • Nhiễm não mô cầu - Thanh Thiếu Niên
  • tiêm chủngtiêm chủngCách phòng ngừa
    • Hiểu về vắc-xin
    • Lịch tiêm chủng
      • Lịch tiêm chủng tổng quát
      • Lịch tiêm chủng cho bé
      • Lịch tiêm chủng trẻ em & thanh thiếu niên
    • Địa điểm tiêm chủng
    • Lưu ý trước và sau tiêm chủng
    • Hỏi chuyên gia
    • Thư viện video
Bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B: hậu quả và cách phòng ngừa

Bệnh viêm gan B: hậu quả và cách phòng ngừa

bạn có biết: 30% dân số bị nhiễm vi-rút bệnh viêm gan B

...trong đó 1 triệu người tử vong hàng năm do những biến chứng xơ gan và ung thư gan. Tiêm vắc-xin bệnh viêm gan B đúng lịch và đầy đủ là cách bảo vệ bé yêu tốt nhất, mẹ nhé!

    Bệnh Viêm gan B là gì?
  • Bệnh Viêm gan B là gì?
  • Hậu quả
  • Mức độ lây lan
  • Biểu hiện / Triệu chứng
  • Biến chứng
  • Phòng ngừa
  • Các câu hỏi thường gặp
  • Nguồn tài liệu tham khảo
Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn
Lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi
Fanpage

Bạn biết gì về bệnh viêm gan B?

Viêm gan B là bệnh do vi-rút viêm gan B gây ra, lây truyền từ mẹ sang con, qua đường máu hoặc đường tình dục. Bệnh ít có triệu chứng rõ ràng, thường mệt mỏi, buồn nôn, vàng da, phát ban, viêm khớp... khiến việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn để chữa trị, có thể phát triển nặng thành xơ gan và ung thư gan.(4)

BỆNH VIÊM GAN B GÂY RA NHỮNG GÁNH NẶNG GÌ?

2 TỶ NGƯỜI

BỊ NHIỄM VI-RÚT VIÊM GAN B
TRÊN THẾ GIỚI

90%

TRẺ EM BỊ NHIỄM ĐỀU
CHUYỂN SANG MẠN TÍNH

30% DÂN SỐ

THẾ GIỚI NHIỄM VI-RÚT VIÊM GAN B

Vi-rút khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nhiễm trùng cấp tính (giai đoạn ngắn) hoặc mạn tính (thời gian dài) tùy theo độ tuổi người mắc bệnh. Có đến khoảng 90% trẻ em bị nhiễm đều chuyển sang mạn tính, trong khi chỉ có 2–6% người lớn chuyển sang mạn tính. Viêm gan mạn tính nguy hiểm ở chỗ có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan(1)(2).

  • Trên thế giới có khoảng hơn 2 tỷ người (30% dân số) bị nhiễm vi-rút viêm gan B và hơn 400 triệu người bị bệnh gan mạn tính. Hàng năm, ít nhất có khoảng 1 triệu người trên thế giới tử vong do xơ gan và ung thư gan.
  • Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ bệnh viêm gan B cao (khoảng 8%), đặc biệt, tỷ lệ mang vi-rút viêm gan B ở phụ nữ có thai có thể chiếm 10–16% và ở trẻ em là 2–6%.

VIÊM GAN B LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

  • Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích
  • Qua đường tình dục
  • Từ mẹ sang con trong lúc sinh nếu mẹ mang virus Viêm gan B(3)

VIÊM GAN B CÓ BIỂU HIỆN/TRIỆU CHỨNG VIÊM GAN B LÀ GÌ?

Viêm gan B chủ yếu ảnh hưởng đến gan. Thông thường, thời gian ủ bệnh trung bình từ 1–6 tháng.

Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, vàng da. Một số trường hợp có thể xảy ra phát ban, đau khớp và viêm khớp.

Người khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi, người bị suy giảm miễn dịch và trẻ dưới 5 tuổi khi nhiễm bệnh cũng có thể không biểu hiện triệu chứng. Nhưng có khoảng 30–50% trẻ từ 5 tuổi trở lên có biểu hiện triệu chứng rõ rệt.

Viêm gan B cấp tính sau đó tiến triển thành mạn tính chiếm 30–90% ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ; dưới 5% vị thành niên hoặc người trưởng thành.(4)

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM GAN B?

  • Một tỷ lệ nhỏ các trường hợp viêm gan cấp tính có thể diễn tiến nặng và dẫn đến tử vong.
  • Có khoảng 10–20% người bị viêm gan B mạn tính diễn tiến nặng thành xơ gan và ung thư gan nếu không được điều trị sớm, cũng như không chủ động chăm sóc, bảo vệ gan.
  • Điều này lý giải vì sao viêm gan siêu vi B là nguyên nhân chính gây ra viêm gan B nhưng đồng thời cũng là “thủ phạm” giấu mặt của 5–10% bệnh hoại gan mãn tính (xơ gan, suy gan) và 10–15% ung thư gan.(5)

PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM GAN B THẾ NÀO?

Tiêm ngừa là cách tốt nhất
để phòng ngừa Viêm gan B(1).

Đối tượng cần tiêm ngừa (6):

  • Tất cả trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh, và các mũi tiếp theo lúc 2, 3, 4 tháng tuổi.
  • Vắc-xin viêm gan B có thể tiêm cho tất cả các đối tượng chưa bị nhiễm viêm gan B. Cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng vắc-xin.
  • Tiêm vắc-xin viêm gan B cho nhân viên y tế theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Các câu hỏi thường gặp

Sau khi tiêm ngừa Viêm gan B có cần kiểm tra xem bé đã có kháng thể bảo vệ không bác sĩ? Những trường hợp nào tôi cần làm xét nghiệm kháng thể sau tiêm chủng?

Gia Hân, 26, Hồ Chí Minh

Chào bạn, xét nghiệm kháng thể sau tiêm chủng để đánh giá hiệu quả chỉ cần thiết trong những trường hợp có nguy cơ cao nhiễm bệnh như:

  • Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm bệnh viêm gan B.
  • Nhân viên y tế, công an có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp cao.
  • Người suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, suy tuỷ, hoá trị…
  • Bạn tình âm tính của người nhiễm Viêm gan B mạn tính.

Nếu thuộc vào những trường hợp trên thì bạn nên đi xét nghiệm Anti-HBs sau 1–2 tháng tính từ mũi tiêm cuối. Riêng đối với trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm Viêm gan B thì nên làm xét nghiệm sau thời điểm 9 tháng vì kháng thể Anti-HBs có thể truyền từ mẹ sang con lúc mang thai làm sai lệch ý nghĩa của kết quả.

Trường hợp tôi không nhớ đã tiêm ngừa Viêm gan B cho bé hay chưa, tiêm thêm một mũi vắc-xin hay tiêm lại toàn bộ liệu trình 3 mũi vắc-xin phòng ngừa Viêm gan B có nguy hiểm không?

Mỹ Phương, 34, Nghệ An

Sẽ không nguy hiểm, mẹ nhé! Vắc-xin phòng ngừa bệnh Viêm gan B được xem là an toàn cho dù có tiêm thêm mũi vắc-xin.

Bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tư vấn, và xét nghiệm nồng độ kháng thể Anti-HBs. Nếu cần thiết, bé vẫn có thể tiêm thêm một liều hay tiêm toàn bộ liệu trình 3 mũi (như trường hợp không xác định đã từng tiêm hay chưa).

Nếu con tôi tiêm mũi 2 Viêm gan B bị trễ so với lịch tiêm chủng được đề nghị, thì có nhất thiết phải tiêm lại từ đầu không thưa bác sĩ?

Vy Anh, 32, Phú Thọ

Không cần thiết phải tiêm lại từ đầu, mẹ nhé! Nếu bị trễ ở mũi thứ 2, bé cần sắp xếp tiêm mũi này càng sớm càng tốt, mũi thứ 3 sau đó phải cách mũi thứ 2 ít nhất 8 tuần. Nếu bị trễ ở mũi thứ 3, bé chỉ cần tiêm nhắc lại mũi này càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, trong trường hợp tiêm trễ hơn so với lịch tiêm chủng được đề nghị, đáp ứng miễn dịch sẽ không như trường hợp tiêm đúng lịch và cũng sẽ chậm có tác dụng bảo vệ hơn. Nếu tiêm đầy đủ và đúng theo lịch tiêm chủng đươc đề nghị, bé của bạn sẽ được bảo vệ tối đa sau khoảng 6 tháng tính từ mũi đầu.

Được biết trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc-xin Viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh, chuyên gia cho em hỏi, có những trường hợp nào không nên tiêm lúc ấy không?

Hải Yến, 29, Hà Nội

Trước khi được tiêm chủng, trẻ cần được cán bộ y tế thăm khám trước. Trẻ được tiêm vắc-xin Viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh khi đã bú tốt.

Những trẻ sinh non, cân nặng thấp, trẻ bị sinh khó, mẹ bị sốt trước, sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp tai biến trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm.

Tại sao bé nhà mình phải tiêm vắc-xin Viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh?

Cẩm Tú, 30, Hồ Chí Minh

Theo thông tin của chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng, tiêm vắc-xin bệnh viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ nhằm mục đích phòng chống lây truyền vi-rút Viêm gan B từ mẹ sang con. Đây là chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là chỉ đạo của Bộ Y tế Việt Nam, Chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng Quốc gia đối với việc phòng chống bệnh Viêm gan B.

Việc tiêm vắc-xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Với mũi tiêm đầu trong 24 giờ sau khi sinh, bé có khả năng phòng được 85–90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày xuống còn 50–57% và khó đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.

Các mũi vắc-xin Viêm gan B được tiêm sau đó là để phòng phơi nhiễm trong tương lai, còn mũi sơ sinh cần tiêm càng sớm càng tốt nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với vi-rút ngay khi sinh. Đây là một cuộc đua giữa sự nhân lên của vi-rút và vắc-xin tạo ra kháng thể kịp thời bắt lấy vi-rút đang có trong cơ thể. Do đó, tại nhiều quốc gia, bé được cho tiêm ngay trong vòng 12 giờ. Cơ chế này giống như tiêm vắc-xin phòng bệnh dại là tiêm ngay khi nghi bị chó, mèo dại cắn.

Xem thêm câu hỏi khác

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) https://www.cdc.gov/hepatitis/HBV/index.htm

(2) http://tiemchungmorong.vn/vi/content/hoi-dap-ve-benh-va-tiem-vac-xin-phong-benh-viem-gan-b.html

(3) http://www.chp.gov.hk/en/content/9/24/27.html

(4) https://wwwnc.cdc.gov/travel/yellowbook/2016/infectious-diseases-related-to-travel/hepatitis-b

(5) http://www.who.int/immunization/topics/hepatitis_b/en/index1.html

Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn
Lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi

KIẾN THỨC BẠN CẦN QUAN TÂM

CÚM MÙA

Cứ mỗi phút trên thế giới lại có 1 người tử vong vì cúm

HO GÀ

Gây ra những cơn ho và nôn kiệt sức ở trẻ, có thể tử vong

LƯU Ý TRƯỚC & SAU KHI TIÊM

Mẹ cần làm gì trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ

HIỂU VỀ VẮC-XIN

Tìm hiểu thêm về những lợi ích và tính an toàn của vắc-xin

Lên đầu trang

tiêm chủng

Để hiểu rõ hơn về các bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn

Phụ nữ mang thai Trẻ nhỏ Trẻ em & Thanh thiếu niên Người lớn
Hỏi chuyên gia Hiểu về bệnh Cách phòng ngừa

Điều khoản sử dụng

Cổng thông tin điện tử với nội dung được cung cấp bởi Hội Bác Sĩ Gia Đình TP. Hồ Chí Minh cùng sự tài trợ của Sanofi Pasteur