HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM
Tài trợ bởi sanofi
tiêm chủng
Fanpage
Tài trợ bởi sanofi
HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM tiêm chủng
  • tiêm chủng tiêm chủng Phụ nữ mang thai
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ nhỏ
    • Trẻ nhỏ 0-12 tháng
    • Trẻ nhỏ 13-24 tháng
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ em & Thanh thiếu niên
    • Trẻ em 25 tháng - 5 tuổi
    • Thanh thiếu niên 6-17 tuổi
  • tiêm chủng tiêm chủng Người lớn
  • tiêm chủngHiểu về bệnh
    • Cúm
      • Tổng quan chung về cúm
      • Ảnh hướng cúm với người đi làm
    • Bệnh truyền nhiễm trẻ nhỏ
      • HIB
      • Ho gà
      • Bạch hầu
      • Uốn ván
      • Bại liệt
      • Viêm gan B
    • Tiêm nhắc Bạch Hầu - Ho Gà - Uốn Ván - Bại Liệt
    • Viêm não Nhật Bản
    • Nhiễm não mô cầu
    • Nhiễm não mô cầu - Thanh Thiếu Niên
  • tiêm chủngtiêm chủngCách phòng ngừa
    • Hiểu về vắc-xin
    • Lịch tiêm chủng
      • Lịch tiêm chủng tổng quát
      • Lịch tiêm chủng cho bé
      • Lịch tiêm chủng trẻ em & thanh thiếu niên
    • Địa điểm tiêm chủng
    • Lưu ý trước và sau tiêm chủng
    • Hỏi chuyên gia
    • Thư viện video
Uốn ván
Uốn ván Uốn ván Uốn ván

Bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván

bạn có biết: Tỷ lệ tử vong từ 25-90% và lên đến 95% ở trẻ sơ sinh?

Một vết thương hở trên da tiếp xúc với trực khuẩn uốn ván, có thể dẫn đến suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, thậm chí ngừng tim. Bệnh uốn ván cực kỳ nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc-xin!

    Bệnh uốn ván là gì?
  • Bệnh uốn ván là gì?
  • Mức độ lây lan
  • Đối tượng
  • Biểu hiện / Triệu chứng
  • Biến chứng
  • Phòng ngừa
  • Các câu hỏi thường gặp
  • Nguồn tài liệu tham khảo
Uốn ván
Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn Uốn ván
Uốn ván
Lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi Uốn ván
Fanpage

Bạn biết gì về bệnh uốn ván?

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Bệnh không lây truyền từ người sang người(4), tuy nhiên trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh khi chơi đùa nếu vết trầy xát hoặc vết thương tiếp xúc với khuẩn uốn ván. Uốn ván là một bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, lên đến trên 95% đối với trẻ sơ sinh.
Mẹ cần cho bé và cả gia đình được tiêm ngừa uốn ván đầy đủ và tiêm nhắc lại đúng lịch để có sự bảo vệ tốt nhất!(1)(4)

Uốn ván lây truyền như thế nào?

Bệnh Uốn ván xuất hiện rải rác ở các vùng nông thôn; ở các nước không có chương trình tiêm chủng thì bệnh ở trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao.

Bệnh Uốn ván thường xảy ra sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai, sinh đẻ.

Khi bị trầy xát hoặc có vết thương và tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ…, vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván. Trẻ hiếu động dễ bị trầy xước bởi những vật dụng gỉ sét (nơi chứa nhiều vi khuẩn) sẽ dễ bị nhiễm bệnh nếu chưa được tiêm chủng.

Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho các nha bào uốn ván phát triển.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván(4).

Đối tượng dễ bị uốn ván là ai?

  • Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn, hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván(4).
  • Người lớn: Người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm, công nhân xây dựng các công trình là những người có nguy cơ cao.(1)

TRẺ MẮC BỆNH UỐN VÁN CÓ BIỂU HIỆN/TRIỆU CHỨNG GÌ?

  • Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4–21 ngày. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.
  • 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày. Uốn ván toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất.
    • Ca bệnh điển hình: Nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng. Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi; do co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười khẩy, cười nhăn, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng. Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở.
    • Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ bị tình trạng cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào.
    • Thể vừa có dấu hiệu cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng.
    • Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.
  • Uốn ván rốn: Uốn ván ở trẻ sơ sinh, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng; thường là uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị.
  • Uốn ván cục bộ ít gặp, biểu hiện chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, đây là thể nhẹ,
    tiên lượng tốt.(1)

BIẾN CHỨNG KHI TRẺ MẮC BỆNH UỐN VÁN?

Uốn ván có thể gây tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật & ngừng tim.(1)(3)

TỶ LỆ TỬ VONG RẤT CAO

25-90%

Ở TRẺ SƠ SINH, TỶ LỆ TỬ VONG LÀ

95%

PHÒNG NGỪA UỐN ván THẾ NÀO?

Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh uốn ván ở trẻ em và người lớn là chủ động tiêm vắc-xin
uốn ván sớm và đầy đủ, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.(1)(3)

Uốn ván
Hiện nay, vắc-xin uốn ván thường được bào chế dưới dạng phối hợp với các vắc-xin khác giúp mẹ tiện lợi trong việc đưa bé đi tiêm ngừa.
Vắc-xin ngừa uốn ván không tạo miễn dịch trọn đời, do vậy cần thường xuyên tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả bảo vệ.

Các câu hỏi thường gặp

Tôi nghe nói khi trẻ mới sinh ra sẽ nhận được miễn dịch từ mẹ truyền sang. Vậy việc tiêm chủng sớm cho trẻ nhỏ có cần thiết không bác sĩ?

Mỹ Ngọc, 27, Bình Dương

Trẻ sơ sinh được sinh ra với miễn dịch thụ động đối với một số bệnh nhiễm trùng nhờ các kháng thể được truyền cho bé từ mẹ trước khi sinh. Trẻ sơ sinh bú mẹ được thêm các kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên, miễn dịch này không kéo dài. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần chủng ngừa để tạo ra kháng thể bảo vệ liên tục và lâu dài chống lại nhiều căn bệnh truyền nhiễm có thể đe dọa tính mạng.

Hàng triệu người trên thế giới đã được cứu sống mỗi năm nhờ tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam khuyên bạn nên cho bé chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ. Nếu như bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Bé nhà tôi sinh non, vậy có nên hoãn tiêm phòng cho bé?

Minh Tú, 25, Cà Mau

Bé sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân (<2,5kg) vẫn nên thực hiện đúng theo lịch tiêm phòng cho trẻ bình thường. Tuy nhiên, bạn nên tạm hoãn lịch và hỏi ý kiến bác sĩ trong một số trường hợp như:

  • Trẻ đang sốt hoặc có triệu chứng của bệnh nào đó.
  • Trẻ bị rối loạn hoặc thiếu hụt miễn dịch hoặc đang dùng thuốc gây tác động lên hệ miễn dịch.
  • Trẻ bị co giật hoặc động kinh.
  • Có sử dụng gamma globuline liều cao hơn 2 tuần trong 3 tháng gần đây.
  • Trẻ có phản ứng mạnh trong lần tiêm ngừa trước (thân nhiệt cao, co giật, suy sụp…)

Bé đã 6 tuần tuổi rồi. Tôi chuẩn bị đưa bé đi tiêm chủng lần đầu tiên. Vậy cần chuẩn bị những gì cho bé trước tiêm?

Anh Thư, 27, Hồ Chí Minh

Khi cho trẻ đi tiêm chủng, mẹ cần lưu ý:

  • Mang đầy đủ những giấy tờ liên quan đến việc tiêm chủng trước đó của trẻ, sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh, sổ dinh dưỡng. Nếu là lần đầu thì mẹ nên lưu trữ những giấy tờ này thật kỹ cho những lần sau nhé.
  • Để trấn an con, mẹ nên chuẩn bị thêm bình sữa. Nên cho bé mặc quần áo dễ cởi. Với bé tuổi chập chững, mẹ có thể cho bé mặc áo thun lớn và quần rộng.
  • Hãy làm cho bé thấy thoải mái bằng cách âu yếm, ca hát hoặc nói chuyện nhẹ nhàng.
  • Hãy cười và liên lạc bằng mắt với con, để cho con bạn biết rằng mọi thứ đều ổn.
  • Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
  • Ngoài ra ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản...), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn… hay không.

Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt... mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.

Nên tiêm vắc-xin cho bé vào buổi sáng hay chiều?

Yến Mi, 28, Lâm Đồng

Mẹ nên cho con tiêm chủng vào buổi sáng là tốt nhất. Bởi nếu tiêm vào buổi chiều, mẹ sẽ phải vất vả hơn nếu trẻ xảy ra các phản ứng như khóc quấy, sốt vào ban đêm. Ban ngày việc giải quyết các rắc rối sau tiêm nếu có sẽ đơn giản hơn nhiều.

Vào những ngày lạnh ở miền Bắc, bé nhà tôi có cần lưu ý gì khi tiêm chủng hay không?

Ái Nhi, 24, Hà Nội

Trong những ngày lạnh hoặc mưa phùn, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ. Tránh việc khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc cách bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lúc này, bố mẹ cần đảm bảo chân, tay, phần đầu và người trẻ đủ ấm, không để trẻ bị thấm nước mưa.

Xem thêm câu hỏi khác

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) https://www.cdc.gov/tetanus/vaccination.html

Uốn ván
Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn
Uốn ván
Lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi

KIẾN THỨC BẠN CẦN QUAN TÂM

CÚM MÙA

Cứ mỗi phút trên thế giới lại có 1 người tử vong vì cúm

VIÊM GAN B

30% dân số bị nhiễm vi-rút viêm gan B
 

HO GÀ

Gây ra những cơn ho và nôn kiệt sức ở trẻ, có thể tử vong

LƯU Ý TRƯỚC & SAU KHI TIÊM

Mẹ cần làm gì trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ

HIỂU VỀ VẮC-XIN

Tìm hiểu thêm về những lợi ích và tính an toàn của vắc-xin

Lên đầu trang

tiêm chủng

Để hiểu rõ hơn về các bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn

Phụ nữ mang thai Trẻ nhỏ Trẻ em & Thanh thiếu niên Người lớn
Hỏi chuyên gia Hiểu về bệnh Cách phòng ngừa

Điều khoản sử dụng

Cổng thông tin điện tử với nội dung được cung cấp bởi Hội Bác Sĩ Gia Đình TP. Hồ Chí Minh cùng sự tài trợ của Sanofi Pasteur