HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM
Tài trợ bởi sanofi
tiêm chủng
Fanpage
Tài trợ bởi sanofi
HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM tiêm chủng
  • tiêm chủng tiêm chủng Phụ nữ mang thai
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ nhỏ
    • Trẻ nhỏ 0-12 tháng
    • Trẻ nhỏ 13-24 tháng
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ em & Thanh thiếu niên
    • Trẻ em 25 tháng - 5 tuổi
    • Thanh thiếu niên 6-17 tuổi
  • tiêm chủng tiêm chủng Người lớn
  • tiêm chủngHiểu về bệnh
    • Cúm
      • Tổng quan chung về cúm
      • Ảnh hướng cúm với người đi làm
    • Bệnh truyền nhiễm trẻ nhỏ
      • HIB
      • Ho gà
      • Bạch hầu
      • Uốn ván
      • Bại liệt
      • Viêm gan B
    • Tiêm nhắc Bạch Hầu - Ho Gà - Uốn Ván - Bại Liệt
    • Viêm não Nhật Bản
    • Nhiễm não mô cầu
    • Nhiễm não mô cầu - Thanh Thiếu Niên
  • tiêm chủngtiêm chủngCách phòng ngừa
    • Hiểu về vắc-xin
    • Lịch tiêm chủng
      • Lịch tiêm chủng tổng quát
      • Lịch tiêm chủng cho bé
      • Lịch tiêm chủng trẻ em & thanh thiếu niên
    • Địa điểm tiêm chủng
    • Lưu ý trước và sau tiêm chủng
    • Hỏi chuyên gia
    • Thư viện video
Banner Banner Banner

Trẻ nhỏ 0-12 tháng

Trẻ nhỏ 0-12 tháng

Những năm tháng đầu đời, bé con thật nhỏ bé, mong manh trong vòng tay mẹ. Để bé phát triển khỏe mạnh, mẹ sẽ giúp bé phát triển hệ miễn dịch để chống lại những bệnh truyền nhiễm có thể tấn công bé. Tìm hiểu thêm thông tin về các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ trong năm đầu đời và cách phòng bệnh hiệu quả mẹ nhé.

    Trẻ nhỏ 0-12 tháng
  • Trẻ nhỏ 0-12 tháng
  • Trẻ nhỏ 13-24 tháng
  • Các câu hỏi thường gặp
Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn
Lịch tiêm chủng trẻ nhỏ

Các câu hỏi thường gặp

Con mình vừa mắc bệnh viêm phổi khoảng 1 tháng trước. Hiện tại bé đã hết bệnh nhưng còn ho ít và không sốt. Bé được 3 tháng tuổi vậy có được tiêm mũi 5 trong 1 không?

Thơ, 27, Quảng Ngãi

Nếu tình trạng nhiễm trùng phổi của bé đã ổn thì bé có thể tiêm ngừa.

Bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín gần nhà để được các bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm ngừa và tư vấn chi tiết nhé.

Khi đưa bé đi tiêm, bạn nhớ mang theo sổ chích ngừa của bé. Tham khảo một số địa điểm tiêm chủng tại đây.


Con tôi tiêm mũi 5 trong 1 lần thứ nhất và lần thứ hai đều có biểu hiện sốt nhẹ 37.6 độ và khóc thét 5 – 10 phút. Tôi rất lo không biết có phải con phản ứng quá không? Còn một lần tiêm mũi 5 trong 1 nữa, tôi có nên cho con tiếp tục tiêm không?

Quyên, 27, Hà Nội

Chào bạn, một số tác dụng phụ có thể gặp sau tiêm gồm:

- Sưng/ đỏ/ đau nơi tiêm 

- Sốt nhẹ dưới 38 độ 

- Quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường 

- Ăn/ bú kém hơn 

Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân là nhẹ và sẽ tự hết trong vòng 2-3 ngày sau tiêm vắc-xin. Nên bạn đừng quá lo lắng. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), vắc-xin phối hợp có chứa thành phần ho gà vô bào sẽ có ít phản ứng nghiêm trọng sau tiêm cho bé so với vắc-xin phối hợp chứa ho gà toàn tế bào. 

Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sỹ tư vấn cụ thể hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những điều cần thực hiện trước và sau khi tiêm chủng tại đây.


Bé nhà mình gần 3 tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ, bé vẫn chưa tiêm ngừa vi-rút Viêm gan B. Bây giờ đưa bé đi tiêm có được không?

Liễu, 33, Hải Phòng

Trường hợp bé 3 tuổi vẫn có thể tiêm ngừa vi-rút Viêm gan B. 

Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín gần nhà để được nhân viên y tế tư vấn cụ thể hơn. 

Bạn có thể tham khảo lịch tiêm chủng để chủ động theo dõi cho bé.


Bé nhà mình trước ngày đi tiêm mũi 6 trong 1 thì bị sốt nhẹ và ho khò khè. Vậy bé có đi tiêm mũi này được không?

Nhân, 28, Quảng Bình

Theo thông tin hướng dẫn sử dụng của vắc-xin 6 trong 1 thì nên hoãn tiêm chủng cho những trẻ có sốt hoặc nhiễm khuẩn cấp tính từ trung bình đến nặng. Trường hợp bé của bạn chỉ bị sốt nhẹ, nhiễm khuẩn nhỏ không buộc phải hoãn tiêm chủng.

Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để bé được bác sĩ khám và tư vấn tiêm ngừa chi tiết nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những điều cần thực hiện trước và sau khi tiêm chủng tại đây.


Khi bé vừa tiêm vắc-xin xong, tôi nên làm gì? Bác sĩ hay dặn nên cho bé ở lại cơ sở vừa tiêm ngừa trong 30 phút sau khi bé tiêm, tại sao?

Quỳnh Điệp, 30, Gia Lai

Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15–30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ.

Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm. Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin kết hợp.

Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 6–8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.

Cần lưu ý, hiện nay một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37–38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp hạ nhiệt, như lau mát... Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

Xem thêm câu hỏi khác

VIÊM GAN B

90% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B chuyển sang mạn tính

bạch hầu

Tỉ lệ tử vong 5-10%

Uốn ván

Tỷ lệ tử vong từ 25-90% và lên đến 95% ở trẻ sơ sinh

Ho gà

Gây ra những cơn ho và nôn kiệt sức ở trẻ, có thể tử vong

NHIỄM KHUẨN DO Hib

Viêm màng não do Hib có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn

Bại liệt

Có thể để lại di chứng tàn tật suốt đời

Cúm mùa

Cứ mỗi phút trên thế giới lại có 1 người tử vong vì cúm

Bệnh cúm mùa Infographic Bệnh cúm mùa Infographic Bệnh cúm mùa Infographic Bệnh cúm mùa Infographic

Tìm hiểu thêm tại đây.

BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN(13)

Có thể gây biến chứng nặng như điếc, co giật, mù, liệt

Nhiễm vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Sau đó, có thể để lại các biến chứng nặng nề và không hồi phục như điếc, co giật, mù, liệt. Nhiều trường hợp xuất hiện các biến chứng tim nặng sau viêm phổi do phế cầu(10)

Tiêm vắc-xin là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng do phế cầu.

Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại Lịch tiêm ngừa cho trẻ.

TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ NHỎ

1,5-2,5 triệu ca tử vong hàng năm, đa số ở bé dưới 2 tuổi

Bạn biết gì về bệnh?(11)

Tiêu chảy cấp tính là bệnh thường gặp ở bé lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học. Bệnh xuất hiện nhiều ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh kém, bé ăn các loại thực phẩm bẩn có nhiễm các loại vi-rút, trực khuẩn… Vi-rút rota là tác nhân chính gây ra tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng bé dưới 2 tuổi.

Tiêu chảy lây lan chính qua đường ăn uống, thường là khi ăn các thực phẩm nhiễm khuẩn, hoặc tiếp xúc với phân có vi khuẩn. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch bệnh và gây tử vong cho trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề từ bệnh. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,3–1,5 tỉ ca bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ và có khoảng 1,5–2,5 triệu ca tử vong, trong đó đa phần là các bé dưới 2 tuổi.

Bệnh gây mất nước nghiêm trọng dẫn đến tử vong và khiến cơ thể bé không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng trong thức ăn, cũng như làm rối loạn chất khoáng trong người, gây suy dinh dưỡng nặng.

Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?(11)
  • Luôn cho bé uống sữa mẹ 6 tháng đầu đời.
  • Luôn cho bé ăn sạch, uống sạch.
  • Rửa tay bé sạch sẽ trước và sau khi ăn.
  • Vệ sinh trong nấu nướng cho bé.
  • Cho bé tiêm vắc-xin Rota để chủ động phòng ngừa bệnh.

Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại Lịch tiêm ngừa cho trẻ.

SỞI / QUAI BỊ / RUBELLA(12)

Những bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao

Là những bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao trong cộng đồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Sởi có thể gây tử vong ở người lớn và trẻ sơ sinh, với tỉ lệ cao hơn ở trẻ nhỏ.(6)Quai bị có thể gây vô sinh, dù hiếm, ở nam giới.(7) Rubella có thể gây dị tật cho thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai ở thai phụ.(8) Tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella là phương pháp bảo vệ tốt nhất cho bản thân và gia đình khỏi những bệnh này.

Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại Lịch tiêm ngừa cho trẻ.

LAO

Tỉ lệ tử vong chỉ sau HIV/AIDS

Bạn biết gì về bệnh?(9)

Lao là bệnh truyền nhiễm từ người sang người thông qua đường hô hấp mỗi khi ho, hắt hơi, nói chuyện… Bệnh thể hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể như hạch bạch huyết, màng não, khớp, thận… nhưng phổ biến nhất là lao phổi.

Đa phần người nhiễm vi trùng lao không có biểu hiện của bệnh và bệnh chỉ bộc phát khi gặp điều kiện thuận lợi (như sức khỏe suy yếu, làm việc lao lực, hệ thống miễn dịch suy giảm…). Mỗi năm có khoảng 3 triệu người chết vì bệnh lao và đa phần ở các nước đang phát triển. Bệnh lao chiếm tỉ lệ người tử vong cao thứ nhì trên thế giới (chỉ sau HIV/AIDS).

Ai có thể bị bệnh?(10)

Những người có hệ thống miễn dịch suy giảm đều có nguy cơ cao mắc bệnh lao. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường xảy ra với những người nhiễm vi-rút HIV, khiến cơ thể mất khả năng kiềm hãm vi khuẩn lao. Trên thế giới, khoảng 20–30% người mắc bệnh lao do hệ quả của HIV/AIDS và hơn 20% trường hợp lao có liên quan đến tình trạng hút thuốc nhiều. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch và dễ bị bệnh tấn công.

Bệnh gây ra những triệu chứng gì?(10)

Lao phổi thường có các triệu chứng:

  • Ho khạc kéo dài trên 2 tuần (lúc đầu ho khan, sau có đờm, đôi khi đờm có dính vài tia máu).
  • Giảm cân trầm trọng, cảm giác mỏi mệt toàn thân.
  • Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
  • Sốt nhẹ về chiều, đau ngực, biếng ăn.
  • Ho ra máu, buồn nôn.
  • Có những cơn lạnh run.

Đôi khi bệnh không biểu hiện rõ ràng, người mang bệnh nhưng vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, chỉ khi kiểm tra sức khỏe mới phát hiện mình đã mắc bệnh lao. Điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến tử vong.

Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?(10)
  • Giữ gìn sức khỏe thật tốt. Hạn chế hoặc bỏ hẳn việc hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Tiêm phòng vắc-xin cho bé dưới 1 tuổi có thể hạn chế bé bị mắc lao cấp tính đến 80%.

Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại Lịch tiêm ngừa cho trẻ.

THỦY ĐẬU (TRÁI RẠ)

Có thể gây biến chứng và nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thủy đậu là bệnh do vi-rút Herpes Varicella (còn gọi là Varicella Zoster) gây ra, có tính chất lây nhiễm rất cao, chủ yếu lây qua đường nước bọt hoặc tiếp xúc gần với người bệnh.

Bệnh có biểu hiện bên ngoài bằng các mụn nước đỏ, ngứa trên khắp cơ thể, thường là nhẹ, chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn ở những đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng có thể gây biến chứng và nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người lớn và người có hệ miễn dịch suy yếu. Đặc biệt người lớn khi bị thủy đậu sẽ có khả năng tử vong cao hơn hoặc gặp những biến chứng nặng hơn so với trẻ nhỏ.(14)

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu. Vắc-xin thuỷ đậu giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại vi-rút thủy đậu, có hiệu quả cao và lâu dài cho mọi đối tượng.

THƯƠNG HÀN

Tấn công vào hệ tiêu hóa còn non nớt của bé dưới 1 tuổi

Bạn biết gì về bệnh?(8)

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra qua đường ăn uống và có thể phát triển thành dịch. Bệnh lây lan khi vi trùng trong phân người nhiễm vào đồ ăn thức uống và đi vào miệng người khác, gây tổn thương ở nhiều cơ quan nội tạng, đặc biệt là ruột. Bệnh hay xảy ra ở những nơi có điều kiện sinh hoạt kém vệ sinh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ai có thể bị bệnh?(8)

Vi khuẩn Salmonella typhi gây bệnh cho tất cả mọi người khi tấn công vào hệ tiêu hóa, đặc biệt là bé dưới 1 tuổi với hệ tiêu hóa chưa trưởng thành.

Bệnh gây ra những triệu chứng gì?(8)

Bệnh gồm 3 giai đoạn phát triển:

  • Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 15 ngày, không có triệu chứng cụ thể.
  • Giai đoạn khởi phát: diễn ra trong 1 tuần, bệnh có tính chất tăng dần, từ nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, sốt nhẹ, đến rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam...
  • Giai đoạn toàn phát: diễn ra từ 2–3 tuần, làm nhức đầu, ù tai, mệt mỏi, mất ngủ, sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, gây sảng...
Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?(8)
  • Đảm bảo vệ sinh nơi ở và các nguồn nước, thực phẩm sử dụng.
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi nấu ăn.
  • Tiêm vắc-xin là cách hiệu quả tối ưu để phòng ngừa bệnh.

DẠI

Trung bình 10 phút có 1 người chết vì bệnh dại

Là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ do nhiễm vi-rút dại có trong nước bọt của động vật và lây lan sang cho người, trường hợp phổ biến là bị chó nhiễm bệnh dại cắn. Vi-rút bệnh dại tác động đến hệ thần kinh trung ương, khiến người bệnh có biểu hiện bị kích động như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng; nặng hơn là bị liệt dẫn tới hôn mê. Nếu không cứu chữa kịp người bệnh sẽ tử vong sau 7-10 ngày.

Tiêm vắc-xin dại là cách chữa và phòng bệnh hiệu quả nhất. Vắc-xin có thể được tiêm trước hay ngay sau khi bị chó mèo cắn, hoặc vết thương bị dính nước bọt của động vật mang vi-rút dại. Vắc-xin dại khá lành tính và thường không gây phản ứng phụ trong suốt quá trình tiêm phòng.(15)

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1103/benh-viem-mang-nao-do-nao-mo-cau

(2) www.viemgan.com.vn/benh-viem-gan-a-la-gi-thong-tin-ve-benh-viem-gan-a.html

(3) http://www.dieutri.vn/truyennhiem/25-4-2011/s212/viem-gan-a.html

(4) http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs117/en/

(5) http://vienyhocungdung.vn/phong-chong-benh-viem-nao-nhat-ban-2017070417241674.html

(6)http://ngheandost.gov.vn/nc-khcn/-/asset_publisher/ZJfn4cayvr49/content/viem-nao-nhat-ban-can-benh-%C4%91ang-so-cua-tre-nho-trong-mua-he/

(7) http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs386/en/

(8) http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1099/benh-thuong-han

(9) http://benhlao.net/bai-viet/lao-phoi-la-gi--cach-dieu-tri-va-phong-ngua-benh-lao-phoi/87

(10) http://www.medicalnewstoday.com/articles/8856.php

(11) http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/177/tieu-chay-cap-tinh

(12) http://yteduphong.com.vn/tieng-viet/hoi-dap/ve-tiem-chung/chung-ngua-soi-quai-bi-va-rubella-c3438i8952.html

(13) http://yteduphong.com.vn/tieng-viet/tiem-chung/kien-thuc-tiem-chung/khac-che-phe-cau-khuan-bao-ve-tre-em-c3441i15323.html

(14) http://www.adultvaccination.org/vpd/chickenpox/facts.html

(15) http://www.who.int/rabies/epidemiology/Rabiessurveillance.pdf

Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn
Lịch tiêm chủng trẻ nhỏ

Modal Header

Some text in the modal.

Lên đầu trang

tiêm chủng

Để hiểu rõ hơn về các bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn

Phụ nữ mang thai Trẻ nhỏ Trẻ em & Thanh thiếu niên Người lớn
Hỏi chuyên gia Hiểu về bệnh Cách phòng ngừa

Điều khoản sử dụng

Cổng thông tin điện tử với nội dung được cung cấp bởi Hội Bác Sĩ Gia Đình TP. Hồ Chí Minh cùng sự tài trợ của Sanofi Pasteur