HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM
Tài trợ bởi sanofi
tiêm chủng
Fanpage
Tài trợ bởi sanofi
HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM tiêm chủng
  • tiêm chủng tiêm chủng Phụ nữ mang thai
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ nhỏ
    • Trẻ nhỏ 0-12 tháng
    • Trẻ nhỏ 13-24 tháng
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ em & Thanh thiếu niên
    • Trẻ em 25 tháng - 5 tuổi
    • Thanh thiếu niên 6-17 tuổi
  • tiêm chủng tiêm chủng Người lớn
  • tiêm chủngHiểu về bệnh
    • Cúm
      • Tổng quan chung về cúm
      • Ảnh hướng cúm với người đi làm
    • Bệnh truyền nhiễm trẻ nhỏ
      • HIB
      • Ho gà
      • Bạch hầu
      • Uốn ván
      • Bại liệt
      • Viêm gan B
    • Tiêm nhắc Bạch Hầu - Ho Gà - Uốn Ván - Bại Liệt
    • Viêm não Nhật Bản
    • Nhiễm não mô cầu
    • Nhiễm não mô cầu - Thanh Thiếu Niên
  • tiêm chủngtiêm chủngCách phòng ngừa
    • Hiểu về vắc-xin
    • Lịch tiêm chủng
      • Lịch tiêm chủng tổng quát
      • Lịch tiêm chủng cho bé
      • Lịch tiêm chủng trẻ em & thanh thiếu niên
    • Địa điểm tiêm chủng
    • Lưu ý trước và sau tiêm chủng
    • Hỏi chuyên gia
    • Thư viện video
Banner Banner Banner

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai

Mang thai là hành trình thiêng liêng mang con đến cuộc sống cùng cha mẹ. Người mẹ nào cũng mong ước cuộc hành trình đó được trọn vẹn, trẻ chào đời thật khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu việc tiêm ngừa phòng tránh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể truyền từ mẹ sang con trong suốt thai kỳ nhé!

    Trước khi có thai
  • Trước khi có thai
  • Trong suốt thai kỳ
  • Khi bé yêu chào đời
Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn
Lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi

Khi có kế hoạch mang thai, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về việc chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm để chắc chắc rằng bạn đã được bảo vệ đầy đủ. Các vắc-xin được khuyến cáo cho bạn trước khi chuẩn bị mang thai bao gồm: 

Cúm mùa

Phụ nữ mang thai tăng nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng và tử vong do cúm mùa(1).
Thai phụ mắc cúm thường kéo dài hơn các bệnh nhân bình thường khác. Biến chứng thường gặp và nặng nhất của cúm mùa là viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết. Mắc cúm khi mang thai có thể tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sinh non, thai chết lưu. Tham khảo chi tiết tại đây.

VIÊM GAN B

Trẻ có mẹ nhiễm viêm gan B bị tăng nguy cơ nhiễm vi-rút viêm gan B trong lúc sinh. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ về việc xét nghiệm viêm gan và liệu bạn có nên tiêm vắc-xin hay không. Tham khảo chi tiết tại đây.

VIÊM GAN A

Viêm gan A là bệnh về gan nghiêm trọng do vi-rút viêm gan A gây ra, có thể gây suy gan và tử vong, mặc dù trường hợp này là hiếm và thường xảy ra nhiều hơn ở người từ 50 tuổi trở lên và người mắc các bệnh về gan khác. Nếu bạn chưa từng được chủng ngừa trước đây, bạn nên tiêm vắc-xin viêm gan A để phòng ngừa cho bạn và bé.

SỞI, QUAI BỊ, RUBELLA

Tiêm chủng vắc-xin sởi, quai bị, rubella là rất quan trọng trước lúc có thai. Nhiễm rubella trong thai kỳ có thể gây ra dị tật nghiêm trọng cho bé lúc chào đời, để lại hậu quả suốt đời cho trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong trong bụng mẹ. Bạn có thể đã tiêm vắc-xin sởi, quai bị, rubella lúc còn nhỏ, nhưng hãy nhờ bác sĩ tư vấn thêm.

Nếu cần phải tiêm vắc-xin sởi, quai bị, rubella, bạn nên tránh có thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm.

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) Laibl,VR. (2005) Influenza and pneumonia in pregnancy. Clin Perinatol 32: 727-738.

(2) Immunology Institute at the Mount Sinai School of Medicine (2012) 54:254-261

(3) Moretti et al. Maternal hyperthermia and the risk of neural tube defects; Systematic review. Epidemiology 2005;16:216-219.

(4) Luteijn, JM et al. Influenza and congenital anomalies: a systematic review and meta-analysis. Human Reproduction.Dec 2013

(5) Remington JS, Klein JO. Infectious Diseases of the Fetus and Newborn Infant. 6th ed. Philadelphia. Elsevier Saunders.2006

(6) Rachel E. Kneeland RE & Fatemi SH. Progress in Neuro-Psychopharmacology & Biological Psychiatry 42 (2013) 35–48

(7) Pierce M, et al. Perinatal outcomes after maternal 2009/H1N1 infection: national cohort study. BMJ 2011;342:d3214.

(8) McNeil SA, et al. Effect of respiratory hospitalization during pregnancy on infant outcomes. Am J Obstet Gyneco 2011;204(suppl):S54-7.

(9) WHO position paper 2012

(10) https://www.cdc.gov/flu/pdf/freeresources/pregnant/flushot_pregnant_factsheet.pdf

Thời gian mang thai là lúc hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm, trong cơ thể có nhiều biến đổi. Lúc này, các bệnh do vi-rút và vi khuẩn gây ra là nguy cơ hàng đầu đối với sức khoẻ của cả hai mẹ con nên bạn không thể xem thường.

Hãy chủ động chủng ngừa bằng vắc-xin để không chỉ bảo vệ sức khoẻ mẹ mà còn mang lại cho
thiên thần nhỏ sự bảo vệ từ sớm. Mẹ nên tiêm những vắc-xin sau đã được khuyến cáo bởi Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ trong suốt thai kỳ:

Cúm mùa

Cúm mùa là bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt trong lúc bạn đang mang thai:
  • Sự thay đổi về sinh lý và hệ miễn dịch làm cho bệnh có khả năng tiến triển nặng hơn khi nhiễm cúm mùa(2).
  • Thai phụ có nguy cơ nhiều hơn bị các biến chứng nghiêm trọng và tử vong do cúm mùa(1). Biến chứng thường gặp và nặng nhất của cúm mùa là viêm phổi, hoặc do nhiễm vi-rút nguyên phát hoặc bội nhiễm vi khuẩn thứ phát.
  • Nhiễm cúm mùa trong thai kỳ có thể gây hậu quả nguy hiểm cho thai nhi như tăng nguy cơ dị dạng thai, ảnh hưởng thần kinh, thai chết lưu, sinh non(3,4,5,6,7,8)...
Tiêm vắc-xin là phương pháp tốt nhất để bảo vệ mẹ và con khỏi nguy cơ nhiễm cúm mùa(10). Bạn có thể yên tâm rằng vắc-xin cúm an toàn cho phụ nữ mang thai:
  • Theo khuyến nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, phụ nữ mang thai nên được tiêm vắc-xin cúm mùa trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ(9).
  • Vắc-xin cúm mùa tam giá với 2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B được xem là tương đối an toàn để tiêm ngừa cúm mùa cho phụ nữ mang thai với nhiều lợi ích vượt trội hơn so với các nguy cơ có thể có từ việc tiêm ngừa cúm mùa.

Khi mẹ tiêm vắc-xin cúm mùa, cơ thể sẽ sản xuất kháng thể để bảo vệ mẹ khỏi bệnh cúm mùa. Kháng thể cũng có thể được truyền qua cho thai nhi và bảo vệ bé vài tháng sau khi ra đời. Điều này rất quan trọng cho sức khoẻ của bé vì trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa tiêm được vắc-xin ngừa cúm mùa.

Tìm hiểu thêm về bệnh cúm mùa tại đây.

Ho gà

Bạn nên tiêm vắc-xin ho gà trong mỗi lần có thai. Lý tưởng nhất là nên tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt trong quý 3 của thai kỳ để kháng thể được truyền từ mẹ cho đứa bé sắp chào đời. Điều này rất quan trọng để bảo vệ bé trước khi bé đủ lớn để được tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh ho gà. Tham khảo chi tiết tại đây.

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) Laibl,VR. (2005) Influenza and pneumonia in pregnancy. Clin Perinatol 32: 727-738.

(2) Immunology Institute at the Mount Sinai School of Medicine (2012) 54:254-261

(3) Moretti et al. Maternal hyperthermia and the risk of neural tube defects; Systematic review. Epidemiology 2005;16:216-219.

(4) Luteijn, JM et al. Influenza and congenital anomalies: a systematic review and meta-analysis. Human Reproduction.Dec 2013

(5) Remington JS, Klein JO. Infectious Diseases of the Fetus and Newborn Infant. 6th ed. Philadelphia. Elsevier Saunders.2006

(6) Rachel E. Kneeland RE & Fatemi SH. Progress in Neuro-Psychopharmacology & Biological Psychiatry 42 (2013) 35–48

(7) Pierce M, et al. Perinatal outcomes after maternal 2009/H1N1 infection: national cohort study. BMJ 2011;342:d3214.

(8) McNeil SA, et al. Effect of respiratory hospitalization during pregnancy on infant outcomes. Am J Obstet Gyneco 2011;204(suppl):S54-7.

(9) WHO position paper 2012

(10) https://www.cdc.gov/flu/pdf/freeresources/pregnant/flushot_pregnant_factsheet.pdf

Chủng ngừa cũng cần thiết cho mẹ sau khi sinh và trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ
bao gồm vắc-xin phòng cúm mùa, ho gà, sởi, quai bị, rubella. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về chủng ngừa sau sinh. Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm hiểu các bệnh
nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và biện pháp phòng ngừa cho bé yêu từ sớm để chủ động và
yên tâm. Tìm hiểu thêm tại đây.

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) Laibl,VR. (2005) Influenza and pneumonia in pregnancy. Clin Perinatol 32: 727-738.

(2) Immunology Institute at the Mount Sinai School of Medicine (2012) 54:254-261

(3) Moretti et al. Maternal hyperthermia and the risk of neural tube defects; Systematic review. Epidemiology 2005;16:216-219.

(4) Luteijn, JM et al. Influenza and congenital anomalies: a systematic review and meta-analysis. Human Reproduction.Dec 2013

(5) Remington JS, Klein JO. Infectious Diseases of the Fetus and Newborn Infant. 6th ed. Philadelphia. Elsevier Saunders.2006

(6) Rachel E. Kneeland RE & Fatemi SH. Progress in Neuro-Psychopharmacology & Biological Psychiatry 42 (2013) 35–48

(7) Pierce M, et al. Perinatal outcomes after maternal 2009/H1N1 infection: national cohort study. BMJ 2011;342:d3214.

(8) McNeil SA, et al. Effect of respiratory hospitalization during pregnancy on infant outcomes. Am J Obstet Gyneco 2011;204(suppl):S54-7.

(9) WHO position paper 2012

(10) https://www.cdc.gov/flu/pdf/freeresources/pregnant/flushot_pregnant_factsheet.pdf

Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn
Lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi

Lên đầu trang

tiêm chủng

Để hiểu rõ hơn về các bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn

Phụ nữ mang thai Trẻ nhỏ Trẻ em & Thanh thiếu niên Người lớn
Hỏi chuyên gia Hiểu về bệnh Cách phòng ngừa

Điều khoản sử dụng

Cổng thông tin điện tử với nội dung được cung cấp bởi Hội Bác Sĩ Gia Đình TP. Hồ Chí Minh cùng sự tài trợ của Sanofi Pasteur