HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM
Tài trợ bởi sanofi
tiêm chủng
Fanpage
Tài trợ bởi sanofi
HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM tiêm chủng
  • tiêm chủng tiêm chủng Phụ nữ mang thai
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ nhỏ
    • Trẻ nhỏ 0-12 tháng
    • Trẻ nhỏ 13-24 tháng
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ em & Thanh thiếu niên
    • Trẻ em 25 tháng - 5 tuổi
    • Thanh thiếu niên 6-17 tuổi
  • tiêm chủng tiêm chủng Người lớn
  • tiêm chủngHiểu về bệnh
    • Cúm
      • Tổng quan chung về cúm
      • Ảnh hướng cúm với người đi làm
    • Bệnh truyền nhiễm trẻ nhỏ
      • HIB
      • Ho gà
      • Bạch hầu
      • Uốn ván
      • Bại liệt
      • Viêm gan B
    • Tiêm nhắc Bạch Hầu - Ho Gà - Uốn Ván - Bại Liệt
    • Viêm não Nhật Bản
    • Nhiễm não mô cầu
    • Nhiễm não mô cầu - Thanh Thiếu Niên
  • tiêm chủngtiêm chủngCách phòng ngừa
    • Hiểu về vắc-xin
    • Lịch tiêm chủng
      • Lịch tiêm chủng tổng quát
      • Lịch tiêm chủng cho bé
      • Lịch tiêm chủng trẻ em & thanh thiếu niên
    • Địa điểm tiêm chủng
    • Lưu ý trước và sau tiêm chủng
    • Hỏi chuyên gia
    • Thư viện video
Cúm, cum, bệnh cúm Cúm, cum, bệnh cúm
Banner Banner Banner
Bệnh nhiễm não
mô cầu

Bệnh nhiễm não
mô cầu

có thể cướp đi tính mạng
của trẻ chỉ trong vòng 24 giờ!
    Bệnh do nhiễm não mô cầu
  • Bệnh do nhiễm não mô cầu
  • Đường lây truyền
  • Đối tượng dễ mắc bệnh
  • Triệu chứng
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Phòng ngừa
  • Nguồn tài liệu tham khảo
Cúm, cum, bệnh cúm
Địa điểm Tiêm chủng gần nhất cho bạn Cúm, cum, bệnh cúm
Cúm, cum, bệnh cúm
Lịch Tiêm chủng cho mọi lứa tuổi Cúm, cum, bệnh cúm

BỆNH DO NHIỄM NÃO MÔ CẦU - BỆNH HỌC

Bệnh do nhiễm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn có tên là Neisseria meningitidis - vi khuẩn Não mô cầu gây ra. Hiện đã có 12 týp huyết thanh Neisseria meningitidis được đặt tên, trong đó 6 týp huyết thanh A, B, C, W, X và Y thường gây các vụ dịch. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền chủ yếu theo đường hô hấp và có khả năng gây thành dịch. Bệnh có thể có các thể lâm sàng: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm ngoài màng tim... trong đó viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là thể lâm sàng thường gặp và nguy hiểm nhất.

Bệnh do nhiễm não mô cầu có tỷ lệ tử vong cao, lên tới 50% nếu không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi đã được điều trị, có tới 2/10 bệnh nhân sống sót có di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt, đoạn chi và các rối loạn thần kinh khác.

Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại quân đội...) người bị suy giảm miễn dịch hoặc có các bệnh đồng thời khác.

Vi khuẩn não mô cầu

ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

Vi khuẩn não mô cầu chỉ lây truyền từ người sang người. Vi khuẩn lây truyền chủ yếu thông qua các dịch tiết ở hầu họng hoặc giọt bắn qua đường hô hấp.

Tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với người lành mang trùng qua hôn, hắt hơi/ ho, hoặc sống chung với người mang trùng là những điều kiện thuận lợi để lây truyền bệnh do não mô cầu. Sự lây lan cũng dễ xảy ra ở những nơi tập trung đông người như các sự kiện thể thao, âm nhạc, lễ hội hành hương…

là người lành mang trùng có N. meningitidis ở vùng hầu họng. Tuy nhiên, tỷ lệ người lành mang trùng có thể cao hơn (đến 25%) trong các trường hợp có dịch.

ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH

Bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào đều có thể mắc bệnh.
Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất ở

trẻ em dưới 5 tuổi
thanh thiếu niên
(14-20 tuổi)
người có cơ địa
suy giảm miễn dịch
người cao tuổi

TRIỆU CHỨNG

Thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày; có thể dao động từ 2 – 10 ngày.

Người mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu thường xuất hiện các triệu chứng đột ngột như cứng cổ, sốt cao, nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu và buồn nôn. Trong 4 – 8 giờ đầu tiên sau khi có các triệu chứng đầu tiên, bệnh do nhiễm não mô cầu thường dễ bị nhầm với bệnh cúm do những triệu chứng giống nhau, do vậy không dễ để chẩn đoán đúng để điều trị. Bệnh lại tiến triển cực nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ.

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm màng não do não mô cầu theo thời gian

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán ban đầu về Bệnh do nhiễm não mô cầu có thể được thực hiện bằng cách thăm khám lâm sàng, sau đó là chọc dò để xét nghiệm dịch não tủy. Vi khuẩn não mô cầu có thể được nhìn thấy ở dịch não tủy qua kính hiển vi điện tử. Chẩn đoán được hỗ trợ hoặc xác nhận bằng cách nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm của dịch não tủy hoặc máu, bằng các xét nghiệm ngưng kết hoặc bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Việc xác định các nhóm huyết thanh và xét nghiệm độ nhạy cảm với kháng sinh là rất quan trọng để xác định các biện pháp điều trị.

ĐIỀU TRỊ

Bệnh do nhiễm não mô cầu có khả năng gây tử vong cao và luôn được xem là tình trạng cấp cứu y tế. Người bệnh cần sớm được nhập viện hoặc trung tâm y tế kịp thời. Điều trị bằng kháng sinh phù hợp phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là sau khi thực hiện chọc dò tủy sống nếu việc chọc dò như vậy có thể được thực hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, không được trì hoãn điều trị khi chưa thực hiện chọc dò tủy sống vì bệnh diễn tiến rất nhanh và nghiêm trọng.

PHÒNG NGỪA

1. CHỦNG NGỪA BẰNG VẮC XIN

Vắc xin phòng chống Bệnh do nhiễm não mô cầu đã được cấp phép và lưu hành trong hơn 40 năm. Theo thời gian, đã có những cải tiến lớn về số týp huyết thanh vi khuẩn có trong vắc-xin. Có 3 loại vắc-xin đang lưu hành trên thế giới:

Vắc xin não mô cầu
polysaccharide:

  • Không hiệu quả ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Thời gian bảo vệ khoảng 3 năm và không tạo miễn dịch cộng đồng.
  • Được dùng để ứng phó với dịch, chủ yếu ở châu Phi, bao gồm:
    • Vắc xin 2 thành phần với týp huyết thanh A & C
    • Vắc xin 3 thành phần với týp huyết thanh A, C & W
    • Vắc xin 4 thành phần với týp huyết thanh A, C, Y & W

Vắc xin dựa trên protein:

Vắc xin dựa trên protein: chống lại vi khuẩn não mô cầu týp huyết thanh B gây ra. Vắc xin này được sử dụng trong tiêm chủng thường quy & ứng phó với dịch.

Vắc xin não mô cầu
cộng hợp:

  • Được dùng để chủ động dự phòng (trong chương trình tiêm chủng thường quy) và cả ứng phó với dịch:
  • Vắc-xin cộng hợp mang lại tính sinh miễn dịch kéo dài (5 năm hoặc nhiều hơn), giảm người lành mang trùng, bảo vệ cộng đồng;
  • Có hiệu quả trên trẻ nhũ nhi nên có thể tiêm cho trẻ sớm từ năm đầu đời;
  • Các loại vắc xin não mô cầu cộng hợp đang lưu hành gồm:
    • Vắc xin 1 thành phần với týp huyết thanh C
    • Vắc xin 1 thành phần với týp huyết thanh A
    • Vắc xin 4 thành phần với các týp huyết thanh A, C, Y & W

2. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG

Dự phòng kháng sinh cho những đối tượng tiếp xúc gần để giảm nguy cơ lây lan:

  • Ngoài vành đai dịch tễ Viêm màng não do não mô cầu ở châu Phi, điều trị dự phòng được khuyến cáo cho các đối tượng sống chung nhà.
  • Ở vành đai dịch tễ châu Phi, điều trị dự phòng cho những đối tượng tiếp xúc gần được khuyến cáo này cả khi không có dịch lưu hành.

LỊCH CHỦNG NGỪA Ở VIỆT NAM

  • Vắc xin não mô cầu 2 thành phần týp huyết thanh B & C: tiêm 2 liều; bắt đầu từ 6 tháng. Liều 2 cách liều 1 tối thiểu 8 tuần.
  • Vắc xin não mô cầu cộng hợp 4 thành phần týp huyết thanh A, C, Y và W:
    • Trẻ từ 9 tháng – dưới 2 tuổi, tiêm 2 liều, cách nhau 3 tháng.
    • Đối tượng từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều.

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/meningococcal-meningitis

(2) WHO position paper, Nov 2011

(3) USA, Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP)

Bệnh cúm mùa Infographic
Bệnh cúm mùa Infographic
Bệnh cúm mùa Infographic
Bệnh cúm mùa Infographic

Lên đầu trang

tiêm chủng

Để hiểu rõ hơn về các bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn

Phụ nữ mang thai Trẻ nhỏ Trẻ em & Thanh thiếu niên Người lớn
Hỏi chuyên gia Hiểu về bệnh Cách phòng ngừa

Điều khoản sử dụng

Cổng thông tin điện tử với nội dung được cung cấp bởi Hội Bác Sĩ Gia Đình TP. Hồ Chí Minh cùng sự tài trợ của Sanofi Pasteur