slider
slider
slider
slider
slider

Bạn có biết, lứa tuổi teen là nhóm có nguy cơ mắc bệnh do não mô cầu cao thứ hai trong các nhóm lứa tuổi?

Vi khuẩn não mô cầu dễ lây ở những nơi đông người khiến ta dễ dàng “va phải”

sân thể thao
khu vui chơi
sự kiện âm nhạc

Học ngay các triệu chứng sớm trong 24h để tự “teen” am hiểu bệnh do não mô cầu nhé!

24h

Tất cả thanh thiếu niên từ 11 đến 12 tuổi cần tiêm vắc-xin
não mô cần tứ giá ACWY, cùng mũi nhắc lại vào năm 16 tuổi.

Bệnh do não mô cầu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh do não mô cầu diễn tiến nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ và khoảng 20% người sống sót có thể có di chứng nặng nề như đoạn chi, chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt.
Bệnh lây truyền như thế nào? Nguồn lây chủ yếu từ đâu?
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang vi khuẩn).
Người bệnh và người lành mang vi khuẩn là nguồn chứa duy nhất, ước tính có khoảng 10 – 20% dân số mang vi khuẩn não mô cầu tại hầu họng mà không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng), tỷ lệ này có thể tăng đến 40-50% trong các vụ dịch.
Ai có thể mắc bệnh do não mô cầu?
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 đến 20 tuổi, những người sống trong khu vực tập thể đông người (nhà trẻ, trường học, chung cư v.v…) và các cơ địa suy giảm miễn dịch.
Vì sao thanh thiếu niên nên tiêm ngừa vắc xin não mô cầu?
Bệnh do não mô cầu có thể xảy ra với bất kỳ ai, thanh thiếu niên là nhóm tuổi thường gặp mắc não mô cầu (tỷ lệ mắc cao thứ 2 chỉ sau nhóm trẻ dưới 5 tuổi). Thanh thiếu niên lại là nhóm người lành mang vi khuẩn não mô cầu cao nhất.
Lịch tiêm chủng vắc xin não mô cầu cho thanh thiếu niên thế nào?
- Vắc xin não mô cầu 2 thành phần nhóm huyết thanh B & C: tiêm 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 6-8 tuần.
- Vắc xin não mô cầu tứ giá cộng hợp 4 nhóm huyết thanh A, C, W-135 và Y: tiêm 1 liều cho thanh thiếu niên. Có thể tiêm một liều nhắc lại cho người từ 15 đến 55 tuổi tiếp tục có nguy cơ mắc bệnh do não mô cầu, nếu liều vắc-xin trước đây được tiêm ít nhất đã 4 năm.

Reference

  1. WHO. Meningococcal meningitis. Available at:
    https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/meningococcal-meningitis Accessed February 2021.
  2. CDC. Meningococcal disease – Diagnosis, Treatment, and Complications. Available at:
    https://www.cdc.gov/meningococcal/about/diagnosis-treatment.html Accessed February 2021.
  3. CDC. Meningococcal disease – Signs and Symptoms. Available at:
    https://www.cdc.gov/meningococcal/about/symptoms.html Accessed February 2021.
  4. Chẩn đoán và điều trị bệnh do não mô cầu. Bộ Y tế, công văn số 975/QĐ-BYT, ngày 29/03/2012
  5. Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu. Bộ y tế, công văn số 3897/QĐ-BYT, ngày 12/10/2012.