HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM
Tài trợ bởi sanofi
tiêm chủng
Fanpage
Tài trợ bởi sanofi
HỘI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TP.HCM tiêm chủng
  • tiêm chủng tiêm chủng Phụ nữ mang thai
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ nhỏ
    • Trẻ nhỏ 0-12 tháng
    • Trẻ nhỏ 13-24 tháng
  • tiêm chủng tiêm chủng Trẻ em & Thanh thiếu niên
    • Trẻ em 25 tháng - 5 tuổi
    • Thanh thiếu niên 6-17 tuổi
  • tiêm chủng tiêm chủng Người lớn
  • tiêm chủngHiểu về bệnh
    • Cúm
      • Tổng quan chung về cúm
      • Ảnh hướng cúm với người đi làm
    • Bệnh truyền nhiễm trẻ nhỏ
      • HIB
      • Ho gà
      • Bạch hầu
      • Uốn ván
      • Bại liệt
      • Viêm gan B
    • Tiêm nhắc Bạch Hầu - Ho Gà - Uốn Ván - Bại Liệt
    • Viêm não Nhật Bản
    • Nhiễm não mô cầu
    • Nhiễm não mô cầu - Thanh Thiếu Niên
  • tiêm chủngtiêm chủngCách phòng ngừa
    • Hiểu về vắc-xin
    • Lịch tiêm chủng
      • Lịch tiêm chủng tổng quát
      • Lịch tiêm chủng cho bé
      • Lịch tiêm chủng trẻ em & thanh thiếu niên
    • Địa điểm tiêm chủng
    • Lưu ý trước và sau tiêm chủng
    • Hỏi chuyên gia
    • Thư viện video
Banner Banner Banner

Bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt

bạn có biết: Bệnh bại liệt có thể để lại di chứng tàn tật suốt đời?

Dù chỉ có 1% người mắc bệnh biểu hiện triệu chứng liệt điển hình, bệnh bại liệt
có thể gây liệt tủy sống hoặc liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong hoặc để lại di
chứng tàn tật suốt đời. Tin vui là vắc-xin bại liệt nếu được tiêm chủng đúng cách
và đúng liều cho hiệu quả bảo vệ lên đến 99%.
Hãy chủ động bảo vệ bé khỏi bệnh bại liệt bằng vắc-xin ngay hôm nay!

    Bệnh bại liệt là gì?
  • Bệnh bại liệt là gì?
  • Mức độ lây lan
  • Biểu hiện / Triệu chứng
  • Phòng ngừa
  • Nguồn tài liệu tham khảo
Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn
Lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi
Fanpage

Bạn biết gì về bệnh bại liệt?

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm vi-rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa, thường từ phân – miệng, có khả năng lan truyền thành dịch. Từ sốt, buồn nôn, táo bón... bệnh có thể dẫn đến liệt tủy sống với di chứng tàn tật suốt đời, hoặc liệt cơ hô hấp rồi tử vong.

Bệnh đã có vắc-xin phòng ngừa cho trẻ từ 2 tháng tuổi và đã được triển khai chủng ngừa rộng rãi trong nhiều năm qua.(1)

Bệnh bại liệt lây truyền như thế nào?

Vi-rút Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít vi-rút Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.

Vi-rút bại liệt có thể sống ở môi trường bên ngoài, đặc biệt là trong phân. Chúng sống được
vài ba tháng ở nhiệt độ 0–4°C. Trong nước, ở nhiệt độ thường, chúng sống được 2 tuần. Vi-rút bại liệt chịu đựng khô hanh, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím (KMnO4).

Người là nguồn chứa duy nhất, đặc biệt là ở những người nhiễm vi-rút bại liệt thể ẩn, nhất là trẻ em.

Nguồn truyền bệnh là bệnh nhân ở các thể lâm sàng và người lành mang vi-rút. Họ đào thải rất nhiều vi-rút bại liệt theo phân làm ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm.

Vi-rút lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng. Vi-rút bại liệt chủ yếu từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột. Cũng có khi lây truyền qua đường hầu, họng. Không bao giờ lây nhiễm qua côn trùng trung gian.(1)

TRẺ MẮC BỆNH BẠI LIỆT CÓ BIỂU HIỆN/TRIỆU CHỨNG GÌ?

CÓ THỂ TỬ VONG

NẾU LIỆT CƠ HÔ HẤP.
DI CHỨNG TÀN TẬT SUỐT ĐỜI.

  • Thể liệt mềm cấp điển hình: Chiếm 1% với các triệu chứng sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống. Có thể tử vong nếu liệt cơ hô hấp. Di chứng tàn tật suốt đời.
  • Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, có thể hồi phục trong vài ngày.
  • Thể ẩn: không rõ triệu chứng; là thể thường gặp, song thể nhẹ có thể chuyển biến sang nặng.(1)

PHÒNG NGỪA BẠI LIỆT THẾ NÀO?

Vắc-xin bại liệt nếu dùng đúng cách & đúng liều thì
hiệu quả bảo vệ rất cao (99% trẻ được chủng ngừa).

Chủng ngừa vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất(1)

Có 2 loại vắc-xin ngừa bại liệt được sử dụng hiện nay:

  • Vắc-xin bất hoạt đường tiêm (IPV), thường được kết hợp trong các loại vắc-xin phối hợp sử dụng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Vắc-xin sống giảm độc lực đường uống (OPV) hiện đang được triển khai cho trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.(1)(2)

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) http://tiemchungmorong.vn/vi/content/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-bai-liet.html

(2) https://www.cdc.gov/polio/about/index.htm

Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn
Lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi

KIẾN THỨC BẠN CẦN QUAN TÂM

CÚM MÙA

Cứ mỗi phút trên thế giới lại có 1 người tử vong vì cúm

VIÊM GAN B

30% dân số bị nhiễm vi-rút viêm gan B
 

HO GÀ

Gây ra những cơn ho và nôn kiệt sức ở trẻ, có thể tử vong

LƯU Ý TRƯỚC & SAU KHI TIÊM

Mẹ cần làm gì trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ

HIỂU VỀ VẮC-XIN

Tìm hiểu thêm về những lợi ích và tính an toàn của vắc-xin

Lên đầu trang

tiêm chủng

Để hiểu rõ hơn về các bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn

Phụ nữ mang thai Trẻ nhỏ Trẻ em & Thanh thiếu niên Người lớn
Hỏi chuyên gia Hiểu về bệnh Cách phòng ngừa

Điều khoản sử dụng

Cổng thông tin điện tử với nội dung được cung cấp bởi Hội Bác Sĩ Gia Đình TP. Hồ Chí Minh cùng sự tài trợ của Sanofi Pasteur